Theo khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Số người mắc bệnh ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%.

Nguyên nhân và thực trạng mắc trĩ hiện nay

Theo BSCC. Hoàng Đình Lân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, trĩ là một bệnh thường gặp. Theo một khảo sát năm 2006 ở 6 tỉnh phía bắc với trên 2600 bệnh nhân thì có tới 55% người mắc bệnh trĩ. Trước đây, độ tuổi mắc trĩ từ 50 tuổi nhưng hiện nay tỉ lệ mắc trĩ đang trẻ hoá.


Theo BSCC. Hoàng Đình Lân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam

Bệnh trĩ là biểu hiện rối loạn và là tập hợp các bệnh lý ở mạng mạch vùng trĩ và các tổ chức liên quan đến mạng mạch đó. Y học cổ truyền từ xưa cho rằng bệnh trĩ do cân mạch bị giãn rộng và do khí huyết bất lưu thông, âm dương mất cân bằng. Bên ngoài do phong hàn, bên trong là do lục dâm, thất tình (tình trí: vui buồn, phẫn nộ, bi ai...) dẫn đến bệnh trĩ. Từ thế kỷ 13, danh y Tuệ Tĩnh đã phân 5 loại trĩ: Trĩ nội, trĩ ngoại, thử trĩ (thời tiết nắng), trùng trĩ (nhiễm trùng),  nung trang trĩ (do áp xe). Còn gần đây y học cổ truyền phân ra 4 thể: thể ứ huyết, thấp nhiệt, huyết nhiệt, khí huyết lưỡng như.

Y học hiện đại chia bệnh trĩ làm hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ ngoại là bên ngoài có da che phủ còn trĩ nội là bên trong ống hậu môn, đó là chia theo hình thái học còn chia theo giải phẫu bệnh học (tức là trĩ nội: độ 1, 2, 3, 4) mỗi độ có biểu hiện bệnh lý khác nhau, độ 1: búi trĩ giãn ra một chút, khi đi đại tiện thấy tức, ra một ít máu, độ 2 búi trí sa ra ngoài rồi tự tụt lên kèm theo ra máu, đau rát, độ 3 là búi trĩ lòi ra ngoài, độ 4 tụt ra ngoài khi đi cầu nhiều khi ho nhẹ cũng có thể tụt ra.

Bệnh trĩ có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa

Cũng theo BS Hoàng Đình Lân, hiện nay giới trẻ có lối sống thái quá kèm theo stress trong công việc, cuộc sống, thực phẩm bị ô nhiễm, môi trường ô nhiễm. Chế độ ăn chưa đúng, lựa chọn thực phẩm không an toàn dẫn đến rối loạn tiêu hóa và suy nhược, lạm dụng rượu bia dẫn đến bệnh lý trĩ ngày càng trẻ hóa. Khi bị bệnh trĩ nhiều bệnh nhân còn chủ quan không điều trị vì nghĩ bệnh trĩ không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiều trường hợp đã phẫu thuật trĩ nhưng do không tuân thủ những chỉ định của bác sĩ nên dẫn đến tình trạng bệnh tái phát.

Hiệu quả từ việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

PGS.TS Nguyễn Thùy Dương – Phó Trưởng bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội cho biết:Các nghiên cứu có liên quan tới các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu, sau thực nghiệm ở trên động vật nhận thấy có tác dụng giảm sưng, giảm nề và giảm được kích thước, đường kính của trực tràng...


PGS.TS Nguyễn Thùy Dương – Phó Trưởng bộ môn Dược lực, Đại học Dược Hà Nội

Theo PGS.TS Nguyễn Thùy Dương: cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ có hiện tượng viêm, giãn mạch. Qua quá trình nghiên cứu có liên quan tới các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu, chúng tôi phải tạo ra các mô hình trĩ thực nghiệm ở trên động vật và sau đó đánh giá tác động của thuốc hoặc sản phẩm điều trị ở mức độ đại thể. Đối với sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, các nghiên cứu cho thấy có tác dụng giảm sưng, giảm nề và giảm được kích thước, đường kính của trực tràng. Về mặt vi thể, trên mô bệnh học của bệnh trĩ thực nghiệ, chúng tôi xác định được sản phẩm có nguồn gốc dược liệu có tác dụng giảm số lượng, mật độ các tế bào viêm, giảm được giãn mạch quá mức. Từ đó chúng tôi có kết luận sản phẩm có nguồn gốc dược liệu có tác dụng cả trên mặt đại thể và vi thể.

Trong điều trị trĩ cấp, chúng ta mong muốn giảm các triệu chứng như: chảy máu, giảm đau, chống viêm, sa búi trĩ ... Nếu dùng thuốc tây y thì chúng ta phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc dễ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, đây là một hạn chế không nhỏ.

Khi điều trị bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đặc điểm bệnh cảnh trên mỗi bệnh nhân để áp dụng các bài thuốc khác nhau đem lại hiệu quả cao nhất. Một điều quan trọng nữa là trong quá trình điều trị bằng thuốc đông y bệnh nhân cần kiên nhẫn phối hợp với thầy thuốc, sử dụng các sản phẩm, dược phẩm đúng lộ trình, thăm khám lại thường xuyên để có tư vấn tiếp theo. Không tự ý thay đổi, nghe theo người không có chuyên môn để tự chữa trị bệnh.

Các thuốc  trước khi được lưu hành phải vượt qua những công đoạn kiểm chứng, có bằng chứng về mặt dược lý về công hiệu, tính an toàn. Với các sản phẩm dược liệu cũng vậy, phải trải qua giai đoạn đầu tiên thực nghiệm an toàn trên động vật thí nghiệm, sau khi sử dụng thuốc liên tục trên động vật thí nghiệm thì sẽ kiểm tra được ảnh hưởng của thuốc qua các thông số hóa sinh, bao gồm chức năng gan, chức năng thận, công thức máu... và ảnh hưởng của thuốc trên gan, thận.

Một số người bệnh cho rằng chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y thường có tác dụng rất chậm, thời gian điều trị dài. Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Thùy Dương, có những dược liệu có tác dụng khá là nhanh, khá mạnh, có thể dùng điều trị cấp tính. Bệnh nhân cần tuân thủ theo những hướng dẫn, điều trị của  bác sĩ, tái khám để được các bác sĩ tư vấn. Không sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống để quá trình điều trị đạt kết quả, tránh bệnh tái phát.

SK&DS