Ngày 7-8, theo các nguồn tin từ Washington, Lầu Năm góc đã chỉ định nhà thầu Lockheed Martin cung cấp các thành phần, thiết bị chế tạo tên lửa tầm trung mới.

“Công ty Lockheed Martin Space tại Littleton, bang Colorado đã nhận hợp đồng trị giá 407 triệu USD để thiết kế, phát triển và cung cấp các thành phần của tên lửa tâm trung mới. Hợp đồng này bao gồm cả các dịch vụ hậu cần và thử nghiệm tên lửa thuộc chương trình Vũ khí tấn công tầm trung mới”, Lầu Năm góc cho biết.

Các thông tin về vụ thử tên lửa trên bộ tầm trung mới của Mỹ chưa được công bố cụ thể. Tuy nhiên, một số nguồn tin giấu tên cho biết, tên lửa thử nghiệm mới sẽ sử dụng bệ phóng di động và có khả năng mang nhiều đầu đạn.


Tên lửa tầm trung mới sẽ thay thế vai trò các tổ hợp Pershing Breath II từng triển khai tại châu Âu. Ảnh: warfare.ru.

Đây là động thái mới nhất của Mỹ sau những tuyên bố sẽ nối lại các vụ thử tên lửa tầm trung mới tại châu Âu sau khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) chính thức hết hiệu lực.

Theo đánh giá của giới chức quân sự Nga và Trung Quốc, việc Mỹ rút khỏi INF là để mở đường cho việc phát triển thế hệ tên lửa tầm trung di động mới có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Vũ khí này sẽ thay thế cho các tổ hợp Pershing Breath II đã bị loại biên theo quy định của INF. Việc Mỹ dự kiến thử nghiệm và triển khai các tổ hợp tên lửa tầm trung mới tại cả châu Âu và châu Á có thể đe dọa nghiêm trọng tới an ninh của lục địa già, cũng như tạo ra bất ổn và chạy đua vũ trang mới.

Dù Mỹ đang đẩy nhanh việc phát triển tên lửa tầm trung mới và công bố dự định thử vũ khí tại châu Âu, nhưng chưa có quốc gia châu Âu nào sẵn sàng cho Mỹ triển khai các tổ hợp tên lửa tấn công. NATO nhiều lần khẳng định sẽ không đồng ý với sáng kiến triển khai tên lửa của Mỹ. Cùng với đó, phía Nga khẳng định tất cả các căn cứ trên khai tên lửa của Mỹ sẽ là mục tiêu ưu tiên của lực lượng tên lửa Nga. Điều này đã khiến nhiều quốc gia lo lắng và không muốn sự hiện diện của các tổ hợp tên lửa tấn công của Mỹ trên lãnh thổ.


Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau vi phạm dẫn tới INF đổ vỡ. Ảnh: RIA.

INF chính thức hết hiệu lực vào ngày 2-8. Hiệp ước ký năm 1987 này quy định Mỹ và Liên Xô (hiện tại là Nga) không được phát triển, triển khai các dòng tên lửa có tầm bắn từ 500 tới 5.500km. Cả Mỹ và Nga đều cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước vốn được coi là hòn đá tảng của an ninh châu Âu. Trong khi Mỹ cáo buộc Nga phát triển các triển khai tên lửa 9M729 thuộc tổ hợp Iskander, thì Nga cũng cáo buộc Mỹ vi phạm INF với việc triển khai tổ hợp Aegis Ashore với các giếng phóng Mk 41 tại châu Âu. Tổ hợp vũ khí phòng thủ trên hoàn toàn có thể mang tên lửa hành trình tấn công Tomahawk. Ngoài ra, các tổ hợp UAV hạng nặng Mỹ đang triển khai tại châu Âu khi cần cũng có thể sử dụng như các đơn vị tấn công tự sát.

QĐND
Các tin khác:

Tìm kiếm theo:Chuyên mục nàyTất cả các chuyên mục